Wednesday, October 31, 2012

Lào cai tiên phong trong phát triển du lịch cộng đồng

(TITC) -Nằm ở vùng núi Tây Bắc của Tổ quốc, mang trong mình nhiều giá trị đặc sắc về cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ cũng như bản sắc văn hóa đặc trưng của đồng bào các dân tộc, Lào Cai là một trong những địa phương đi tiên phong trong việc phát triển loại hình du lịch cộng đồng gắn với du lịch sinh thái và văn hóa, góp phần nâng cao đời sống cho người dân bản địa. 


Với phương châm “Lấy văn hóa dân tộc là nền tảng và kim chỉ nam cho việc tạo ra các thế mạnh, các sản phẩm du lịch, đồng thời gắn việc khai thác du lịch với bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số để thu hút khách du lịch”, từ năm 2005, Lào Cai đã triển khai đề án phát triển du lịch cộng đồng tại 2 xã Bản Hồ (tiêu biểu là thôn Bản Dền) và San Sả Hồ (tiêu biểu là thôn Cát Cát) thuộc huyện Sa Pa. Những năm gần đây, với chương trình “biến di sản thành tài sản” và “mỗi cộng đồng, mỗi làng bản có một sản phẩm mang tính đặc trưng giúp người dân xóa đói giảm nghèo”, hoạt động du lịch cộng đồng ở Lào Cai đã đạt được những kết quả tích cực, thu hút rất đông du khách. Hiện nay, Lào Cai đã xây dựng được 13 điểm du lịch cộng đồng, tập trung chủ yếu ở các huyện Sa Pa và Bắc Hà. 

Đến Sa Pa, du khách có thể lựa chọn nhiều tuyến du lịch cộng đồng như: thị trấn Sa Pa – Ý Linh Hồ – Lao Chải - Tả Van; Lao Chải – Tả Van – Bản Hồ – Thanh Phú – Nậm Sài – thị trấn Sa Pa hay thị trấn Sa Pa – Tả Phìn – Móng Sến – Tắc Cô – thị trấn Sa Pa…, trong đó có nhiều điểm du lịch được khách nước ngoài đặc biệt quan tâm như: bãi đá cổ (thuộc các xã Hầu Thào, Sử Pán và Tả Van), điểm du lịch thôn Tả Phìn (xã Tả Van), điểm du lịch Cầu Mây ở thôn Tà Chải (xã Bản Hồ)... Huyện Bắc Hà lại tập trung xây dựng mô hình làng văn hóa gắn với phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn Trung Đô (xã Bảo Nhai), Na Lo (xã Tà Chải), Bản Phố 2A (xã Bản Phố), Tả Van Chư (xã Tả Van Chư)… 

Thực tế cho thấy, du khách, đặc biệt là khách nước ngoài đến Sa Pa và Bắc Hà thường thích đi thăm những bản làng dân tộc để cùng sống và sinh hoạt với dân bản, cùng dân bản nấu ăn, thực hiện các công việc nhà nông, thưởng thức các tiết mục văn nghệ dân gian và mua những sản phẩm thổ cẩm, mỹ nghệ, mây tre đan làm quà lưu niệm. Đặc biệt, số lượng các hộ gia đình cung ứng dịch vụ homestay liên tục gia tăng ở các điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh. Hiện xã Tả Van (Sa Pa) có 42 hộ, xã Bản Hồ (Sa Pa) có 24 hộ, xã San Sả Hồ (Sa Pa) có 10 hộ, xã Trung Đô (Bắc Hà) có 14 hộ đăng ký kinh doanh dịch vụ homestay. Doanh thu của các hộ gia đình này khá cao, bình quân đạt 25 - 27 triệu đồng/hộ/năm (xã Tả Van), 35 - 40 triệu đồng/hộ/năm (xã Trung Đô). Đời sống của người dân địa phương đã được cải thiện đáng kể. 

Để khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch cộng đồng, Lào Cai cũng đã đưa vào khai thác thử nghiệm 3 tuyến du lịch cộng đồng mới, trong đó điểm nhấn là một số điểm thuộc huyện Mường Khương và Si Ma Cai, đó là: tuyến Tp. Lào Cai – Hàm Rồng – Vang Leng – Cao Sơn (Mường Khương) – Cốc Ly (Bắc Hà) – Tp. Lào Cai; tuyến Tp. Lào Cai – thác nước Tà Lâm – Pha Long – Tả Gia Khâu (Mường Khương) - Bản Mế (Si Ma Cai) – Tp. Lào Cai và tuyến Tp. Lào Cai - Lùng Khấu Nhin – thôn Mường Lum, xã La Pán Tẩn (Mường Khương) - Bản Cầm (Bảo Thắng) – Tp. Lào Cai. 

Mặc dù có nguồn lực du lịch phong phú, song hoạt động du lịch cộng đồng ở Lào Cai vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, thách thức như: các dịch vụ cung cấp cho du khách chưa phong phú, mới chỉ dừng lại ở mức độ hài lòng; người dân các thôn, bản chưa có khả năng tiếp xúc với công nghệ, phụ thuộc vào người điều hành tour nên thu nhập chưa cao; hoạt động du lịch cộng đồng nhỏ lẻ, chưa có sự liên kết giữa các hộ dân với nhau; cơ sở vật chất phục vụ du lịch tại các điểm du lịch cộng đồng còn thiếu đồng bộ, chưa được đầu tư đúng mức; chưa phát huy hết giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc để tạo thành các sản phẩm du lịch độc đáo, mới lạ… 

Để khắc phục tình trạng này, Tổ chức Phát triển du lịch Hà Lan khuyến nghị Lào Cai cần phát huy hiệu quả mô hình liên kết chặt chẽ giữa "4 nhà": Nhà nước định hướng và xây dựng chính sách quản lý phát triển du lịch cho toàn vùng; hộ gia đình tham gia làm du lịch có quyền lợi và nghĩa vụ bảo tồn di sản văn hoá dân tộc; các doanh nghiệp tăng cường quảng bá đưa du khách đến tham quan, đầu tư vào các khu du lịch, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất tại các điểm du lịch cộng đồng; và các nhà tư vấn giúp người dân có những biện pháp phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. 

Ngoài ra, tỉnh cũng cần có chính sách khuyến khích phát triển du lịch cộng đồng để người dân tích cực tham gia hoạt động du lịch; nâng cao trình độ văn hoá và đề cao vai trò của người dân trong quá trình phát triển du lịch cộng đồng; quy hoạch một số mô hình điểm về phát triển du lịch cộng đồng, tạo sản phẩm du lịch đặc trưng; thành lập Ban quản lý du lịch cộng đồng tại một số xã để quản lý hoạt động du lịch cộng đồng chuyên nghiệp hơn; tổ chức thường niên các lễ hội truyền thống, duy trì các phiên chợ văn hóa vùng cao nhằm hướng tới việc khôi phục, bảo tồn bản sắc văn hóa địa phương… 

Hy vọng, trong thời gian tới, với những giải pháp đồng bộ và kịp thời, Lào Cai sẽ biến tiềm năng thành thế mạnh, khai thác có hiệu quả hoạt động du lịch cộng đồng, khẳng định vị thể tiên phong của địa phương trong quá trình phát triển du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc nói riêng và cả nước nói chung.
Nguồn : Phạm Phương 
vietnamtourism.gov.vn

Tuesday, October 30, 2012

Lược Sử về ga Lào Cai

Ga Lào Cai nằm tại Km 293+586 thuộc tuyến Đường sắt Hà Nội - Lào Cai - Côn Minh. Ga đóng trên địa bàn Phường Phố Mới - Thị xã Lào cai - Tỉnh Lào Cai

  - Ga Lào cai do thực dân Pháp xây dựng từ những năm 1903-1936. Sau hoà bình lập lại, năm 1954 Chính phủ ta đã tiếp quản, khôi phục và khai thác trong suốt những năm xây dựng Xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Năm 1979, ga tạm thời gián đoạn khai thác.
- Ngày 15 - 08 - 1993 ga Lào Cai được tái lập lại sau 14 năm gián đoạn, thuộc sự quản lý của Hạt vận chuyển Yên Lào- Xí nghiệp liên hợp vận tải đường sắt khu vực 1.
- Thực hiện Hiệp định vận chuyển hàng hoá Liên vận quốc tế, Hiệp định đường sắt Biên giới Việt -Trung, từ tháng 2 -1996 ga Lào Cai trở thành ga Liên vận quốc tế, phục vụ công tác vận chuyển hàng hoá LVQT giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc
- Do yêu cầu sản xuất từ ngày 15 -08 -1998, ga Lào Cai được tách khỏi Hạt vận chuyển Yên Lào để trực thuộc Xí nghiệp liên hợp vận tải đường sắt khu vực I
- Ngày 19 -05- 2003, ga Lào Cai được nâng cấp thành ga cấp 1
- Từ ngày 01 -10 - 2003 cho đến nay, ga Lào cai trực thuộc Công ty vận tải hàng hoá đường sắt theo sự thay đổi mô hình tổ chức của toàn ngành đường sắt
- Nhiệm vụ chủ yếu của ga là: Hoàn thành kế hoạch của Nhà nước và của ngành Đường sắt về việc: Tổ chức vận chuyển hàng hoá, hành khách trong nước và Liên vận quốc tế. Nhằm thoả mãn các nhu cầu vận chuyển hàng hoá của các ngành kinh tế quốc dân và nhu cầu đi lại của nhân dân

- Chức năng và phạm vi hoạt động của ga:
+ Nhận chuyên chở hàng, xếp hàng, dỡ hàng, trao trả hàng, bảo quản hàng hoá và trung chuyển hàng Liên vận quốc tế
+ Đón gửi tàu theo biểu đồ chạy tàu, giải thể và lập tàu theo kế hoạch, dồn dịch xếp, dỡ, sang toa chuyển tải, kiểm tra tình trạng toa xe và hàng hoá xếp trên toa, đảm bảo an toàn chạy tàu, dồn xe trong ga.
+ Bán vé, thu vé, nhận chở và chuyên chở hành lý, bao gửi, đảm bảo phục vụ sinh hoạt, văn hoá cho hành khách đợi tàu, đảm bảo an toàn cho hành khách lên xuông tàu.
+ Tổ chức chạy tàu thoi Liên vận quốc tế, giao tiếp hàng hoá, hành khách Liên vận quốc tế, nhận vận chuyển và xếp dỡ hàng hoá Liên vận quốc tế
+ Tổ chức kinh doanh sản xuất ngoài sản xuất chính: Dịch vụ vận tải, xếp dỡ hàng hoá, thương mại, du lịch và đại lý bán hàng
Ngun :mytour
ảnh : internet
 Tag: ve tau ha noi lao cai,bang gio tau ha noi lao cai,ve tau ha noi hue,ve tau ha noi sai gon,bang gia vé 2013,ve tau khoang 4 khoang 4,mua ve tau o dau,di lao cai bang tau dem,du lich sapa 

Ga Hà nội Xưa và nay


Ga Hà Nội (trước kia gọi là Ga Hàng Cỏ) là nhà ga đường sắt chính của Hà Nội. Từ đây, hành khách có thể làm thủ tục mua vé tàu hỏa đi các tuyến trong nước. Phía đường Lê Duẩn là khu A, chuyên phục vụ các chuyến tàu Thống Nhất. Phía sau khu A là khu B nằm trên phố Trần Quý Cáp (đoạn gần ngã ba Nguyễn Khuyến - Trần Quý Cáp)

Ga Hà Nội- trước đây tên gọi là ga Hàng Cỏ do Pháp xây dựng và khánh thành năm 1902. Hơn một thế kỷ qua, ga Hà Nội luôn là một đầu mối giao thông vận tải quan trọng của nước Việt Nam ta nói chung, của Thủ đô Hà Nội nói riêng.

Từ tháng 6/1940, tại Hà Nội đã thành lập chi bộ Hoa xã Hà Nội lãnh đạo công nhân Đường sắt chống lại sự áp bức, cai trị của Thực dân Pháp. Trong những năm kháng chiến chống Pháp, Hoa xã Việt Nam đã góp phần vận chuyển hàng hoá, vũ khí; chi viện sức người, sức của cho quân và dân Nam bộ kháng chiến. Đến năm 1955, Tổng cục Đường sắt được thành lập và Đảng uỷ Tổng cục Đường sắt ra đời. Lúc này trực thuộc Đảng uỷ Tổng cục Đường sắt gồm 6 chi bộ, trong đó có Chi bộ các nhà ga thuộc Hà Nội. Giai đoạn này miền Bắc bước vào xây dựng kinh tế, hàn gắn vết thưng chiến tranh, chi viện đắc lực cho nhân dân miền Nam đấu tranh chống Mỹ và bè lũ tay sai.




Ga Hàng Cỏ xưa
Tiếp sau đó đến giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, cùng với toàn Ngành Đường sắt, Đảng bộ ga Hà Nội đã lãnh đạo CBCNV ga Hà Nội chấp nhận mọi hy sinh để giữ vững mạch máu giao thông Đường sắt, vận tải chi viện cho chiến trường đánh to, thắng lớn, với tinh thần: "Qua sông không cầu, chạy tàu không ga". Năm 1972, giặc Mỹ đã ném bom Hà Nội, trong đó ga Hà Nội là một mục tiêu quan trọng, Đảng bộ, CBCNV ga Hà Nội đã không quản ngại vất vả, hy sinh để bảo quản và vận chuyển hàng hoá, khôi phục nhà ga, đường tàu để đảm bảo giao thông thông suốt. Trong thời kỳ này, nhiều tập thể, cá nhân trong Ngành Đường sắt đã được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng.
Cùng với toàn Ngành Đường sắt, Đảng bộ ga Hà Nội và toàn thể CBCNV nhà ga đã góp một phần không nhỏ cùng quân và dân ta đánh thắng Thực dân Pháp, Đế quốc Mỹ, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước.
Sau khi hoà bình lập lại và trong thời kỳ đổi mới, ga Hà Nội đã được xây sửa lại khang trang hơn, nhà ga đã trở thành đầu mối giao thông quan trọng vận chuyển hành khách, hàng hoá với 5 tuyến đường sắt trong nước và liên vận Quốc tế, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân Thủ đô và nhân dân cả nước. Đảng bộ ga Hà Nội được xây dựng ngày càng lớn mạnh, đến nay Ga đã có 11 chi bộ với 86 đảng viên luôn là lực lượng tiên phong cùng với toàn thể CBCNV ga tiếp bước trên chặng đường đổi mới.


Ga Hàng Cỏ nay- Ga Hà Nội

Với những thành tích đóng góp to lớn trong thời kỳ kháng chiến, hòa bình và giai đoạn đổi mới, ga Hà Nội đã được Đảng, Nhà nước tặng nhiều danh hiệu cao quý.
- Đơn vị dẫn đầu Thi đua Ngành Đường sắt: 1995, 2001 - 2005
- Cờ Thi đua xuất sắc nhất của Bộ Giao Thông Vận tải: 1998, 2002.
- Bằng khen của Chính phủ: 1992, 1997.
- Cờ Thi đua của Chính phủ: 1999, 2003, 2004.
- Huân chương Lao động hạng ba; 2000.
- Huan chương Lao động hạng nhì: 2005.
- Anh Hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước: 2005.
- Đảng bộ Đường sắt Việt Nam công nhậ: Đảng bộ trong sạch vững mạnh: 2001 - 2005.
- Bằng khen " Đơn vị Chính quy - Văn hóa - An toàn " của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam.
- Cờ của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng đơn vị Thi đua dẫn đầu về phong trào "Xanh, Sạch, Đẹp, An toàn vệ sinh lao động": 1993, 2002 - 2005.
Nguồn : mytour

Khuyến mãi 10.000 vé tàu Sài Gòn - Quy Nhơn

Theo tin từ Ga Sài Gòn, từ ngày 21-10-2012 đến ngày 31-12-2012, Công ty Vận tải HKĐS Sài Gòn dành khoảng 10.000 chỗ (loại ngồi mềm) trên toa xe khách (toa số 3) có điều hòa không khí của tàu khách SQN½ Sài Gòn – Quy Nhơn (và ngược lại) để bán vé khuyến mãi cho hành khách mua vé đi suốt từ Ga Sài Gòn đến Ga Quy Nhơn và ngược lại.



Giá vé đi suốt là 339.000 đồng. Giá vé đã bao gồm thuế VAT và phí bảo hiểm hành khách (giá vé khi chưa khuyến mãi 410.000 đồng). Đối với hành khách thuộc các đối tượng chính sách (người cao tuổi, bà mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh…), ngoài việc được mua vé khuyến mãi, giảm giá, vẫn được hưởng các chính sách xã hội theo quy định của ĐSVN. 

Nguồn :baoduongsat,vn

Sunday, October 21, 2012

Hình ảnh tàu du lịch Đông Á express train

Nhằm mục đích đảm bảo dịch vụ và giúp cho quí khách có thể phân biệt chính xác chất lượng các tàu du lịch chuyên tuyến Hà Nội - Lào Cai ( ngược lại ),giúp cho quí khách hiểu rõ và chi tiết dịch vụ mà Đông Á train đang cung cấp. Đông Á train express  đưa ra hình ảnh  :

Toa Dong A Express Train

Tàu du lịch Dong A


Tàu lào cai Dong Á

khoang 4 người ốp gỗ Tàu Đông Á Train

Cabin ốp gỗ Dogn a Train


Bồn rửa tàu Dong A

Khu vệ sinh trên tàu Dong A

Hướng dẫn đặt vé tàu hà nội lào cai :
  1. Quí hành khách chuyên tuyến Hà Nội Lào cai có thể liên lạc trực tiếp qua điện thoại hỗ trỡ 24/24 :
  2.   0989 524 146 - 0942 993 992  Mr Thành
  3. Hành khách có thể liên lạc qua yahoo ! và skype:

  4. Hành khách  có thể gửi mail qua  : vetaulaocai.net@gmail.com
  5.  Đối Với vé trong ngày hoặc trước 1-2 ngày chúng tôi sẽ giao vé con luôn cho quí khách
  6.  Đối với vé xa ngày chúng tôi sẽ cấp phiếu cấp chỗ ( voucher ticket) xác nhận quí khách đã có vé.Khi có phiếu xác nhận Quý khách vui lòng ra số 4  Cửa ga B Trần Quí Cáp để gặp bộ phận đón tiễn lấy vé lên tàu.
Qui định hủy vé :  
Hủy theo qui định nhà ga 30 % đối với chuyên tuyến tàu Hà Nội Lào Cai
Đối với trẻ em  : 
  1. Dưới 5 tuổi đi cùng ngủ cùng bố mẹ 1 hành khách chỉ được 1 trẻ em ( điều kiện cao dưới 1,32m)
  2. Từ 5 tuổi - cao bằng hoặc hơn 1,32 m tính giá vé như người lớn
Xem thêm các tàu khoang ốp gỗ du lịch hà nội lào cai:
Tàu du lịch sapa

Bài và photo
 Quốc Thành
Tag : vé tàu hà nội lào cai,đông á train, express train, giờ tàu,green train,giá vé,khoang 4,ốp gỗ,nằm mềm,cứng

Sunday, October 14, 2012

Doanh thu du lịch Lào Cai 9 tháng đạt 1.153 tỷ đồng

LCĐT – Từ đầu năm đến nay, đã có hơn 794.000 lượt khách du lịch đến Lào Cai, trong đó có gần 280.000 lượt khách quốc tế.
Theo số liệu của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Lào Cai, 9 tháng năm 2012 lượng khách du lịch đến Lào Cai tương đối ổn định với tổng lượng khách đạt 794.600 lượt, đạt 82% kế hoạch năm và giảm không đáng kể (0,17%)  so với cùng kỳ năm 2011. Trong đó, lượng khách quốc tế đến Lào Cai đạt trên gần 280.000 lượt người.
Rất đông khách du lịch đến thăm Đền Thượng dịp đầu năm.                              Ảnh: Phạm Vũ Sơn
Mặc dù lượng du khách đến Lào Cai trong 9 tháng qua giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước, nhưng tổng doanh thu du lịch lại tăng 41% so cùng kỳ năm trước, đạt 1.153 tỷ đồng.
Có được kết quả trên là do thời gian qua, ngành du lịch Lào Cai đã đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến du lịch, như quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng; liên kết, hợp tác phát triển du lịch với các vùng miền trong cả nước. Đặc biệt, 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng đã hoàn thành xây dựng website du lịch, tờ gấp hướng dẫn du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng… tạo sức bật mới cho hoạt động du lịch liên vùng. Bên cạnh đó, sự ra đời của Quầy cung cấp thông tin du lịch miễn phí dành cho khách du lịch tại Ga Lào Cai và Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai cùng với Nhà du lịch Sa Pa, Nhà du lịch Bắc Hà đã đóng góp vai trò quan trọng công tác thông tin tư vấn cho du khách đến tham quan, tìm hiểu thông tin về địa phương.
Dự báo, lượng khách du lịch đến Lào Cai trong thời gian tới sẽ còn tăng cao, nhất là vào thời điểm tổ chức các chương trình lễ hội của tỉnh Lào Cai như Chương trình leo núi chinh phục Fansipan 2012. Để phấn đấu chỉ tiêu đón 980.000 lượt khách du lịch trong năm 2012, những tháng còn lại trong năm, ngành du lịch Lào Cai tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá du lịch thông qua tổ chức các sự kiện mang tính thương hiệu của Lào Cai; phát huy vai trò trưởng nhóm trong thực hiện thỏa thuận hợp tác liên vùng 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng; đẩy mạnh hợp tác với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) trong phát triển kinh tế du lịch dọc hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng...
Nguồn : Hồng Minh (báo lào cai)
Tag : du lịch sapa,cổng thông tin du lịch,cẩm nang đi tàu hà nội lào cai,tour du lịch sapa 2 ngày 3 đêm,3 ngày 4 đêm leo Fan xi pang,giờ tàu sp1/2,sp3/4,sp5/6,sp7/8,lc1/2,tàu đêm hà nội lào cai,